Khám phá Thích Ca Phật Đài - Quần thể kiến trúc Phật giáo thiêng liêng

Thứ tư, 08/11/2023, 14:10 GMT+7

Thích Ca Phật đài kiến trúc Phật giáo nổi tiếng thiêng liêng ở Vũng Tàu, nằm ở vị trí địa linh nhân kiệt mang nhiều nét đặc trưng tôn giáo, là địa điểm du lịch tham quan thu hút

Banner Tour

Thích Ca Phật Đài địa điểm quan trọng của Phật giáo và cũng là điểm du lịch nổi tiếng ở Vũng Tàu. Đài Thích Ca Phật nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi tiếng với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền. Nơi đây thu hút đông đảo du khách, những người muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng Phật giáo.
 

Câu chuyện lịch sử của Thích Ca Phật Đài - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

Đến thăm quan nơi đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về câu chuyện lịch sử đầy nhân duyên. Từ ý tưởng đến quá trình phát triển và đạt được sự linh thiêng, trầm mặc như hiện tại của quần thể di tích tâm linh này.

Vào cuối năm 1940, khi sang Nam tông thuyết giảng giáo lý, Đại đức Narada Maha Thera đã đến Vũng Tàu, khi đến vùng núi Lớn, Sư nhận thấy địa thế phù hợp là nơi địa linh phù hợp để xây dựng chùa, Sư đã đề nghị xây chùa tại nơi đây với ông Lê Quang Vinh công sự cao cấp của chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ.

 

Vào năm 1957 khi ông Lê Quang Vinh đã nghỉ hưu, ông cho xây dựng một ngôi chùa đơn sơ dưới chân núi Lớn để tu hành gọi tên là Thiền Lâm tự, ông đã xuất gia và lấy pháp danh là Thích Giác Pháp tu hành luôn tại đây.

 

Thích Ca Phật Đài - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc giaChùa hộ pháp uy nghi linh thiêng. Ảnh xuanphungtt

Năm 1960, khi Đại đức Narada Maha Thera trở lại Việt Nam để giảng pháp, Sư đã viếng núi Lớn và trồng một cây Bồ Đề. Cây Bồ Đề được trồng được chiết từ cây Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo tràng ở Ấn Độ. Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã quyết định trùng tu ngôi chùa Thiền Lâm. Trong một lần lưu lại chùa Thiền Lâm, Đại đức Narada Maha Thera đã đưa ra ý kiến xây dựng một bảo tháp để tôn thờ Xá Lợi.

 

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu di tích lịch sử văn hóa quan trọngTượng Phật Thích Ca uy nghi cao lớn. Ảnh _zi_._zi_

Đầu năm 1961, Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đã khởi động một chiến dịch quyên góp tài chính để xây dựng một khu Bảo tháp Xá Lợi và vườn tượng quảng diễn cuộc đời của Đức Phật tại Đài Thích Ca Phật.Cư sĩ khảo cổ Hồ Đắc Thăng đã được giao làm lãnh đạo chịu trách nhiệm thực hiện công trình.

Việc tạo tác tượng Phật Thích Ca được giao cho nghệ nhân Bùi Văn Thêm, còn được biết đến với hiệu Phúc Điền, để thực hiện. Học trò của ông Phúc Điền, Hoàng Gia Thuận, được giao trách nhiệm trong việc mỹ thuật tại công trường.

 

Thích Ca Phật Đài linh thiêng thu hút nhiều du khách đến dâng hương, lễ báiTượng được nghệ nhân nổi tiếng Bùi Văn Thêm chế tác và thực hiện. Ảnh danfromcleveland

Vào ngày 4 tháng 6 năm 1961 lễ đặt viên đá đầu tiên đã diễn ra tại Bảo tháp, đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình xây dựng của Bảo tháp Xá Lợi. Sau khoảng 19 tháng thi công, lễ khánh thành chính thức của Bảo tháp đã được tổ chức vào hai ngày 9 và 10 tháng 3 năm 1963 (tức ngày 14 và Rằm tháng 2 năm Quý Mão). Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu hoàn thành và công nhận của Bảo tháp Xá Lợi.

 

Thích Ca Phật Đài - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc giaChùa thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và lễ bái. Ảnh cauvong1106

Năm 1970, chùa Hộ Pháp được xây dựng, mở rộng thêm phần kiến trúc và không gian tôn kính tại đây, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ và hỗ trợ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng Phật tử. Năm 1989, cụm kiến trúc của Thích Ca Phật Đài đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích cấp Quốc gia, công nhận giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo của nó trong cộng đồng và xã hội.

 

Kiến trúc Thích Ca Phật Đài độc đáo cổ truyềnCác chi tiết tại chùa tỉ mỉ và đậm nét Truyền thống Châu Á. Ảnh shailesh_tel

Từ năm 2001, quần thể kiến trúc độc đáo này đã mở cửa tự do cho du khách đến thăm, mở ra cơ hội cho mọi người được trải nghiệm và khám phá không gian tâm linh, văn hóa và kiến trúc tại Vũng Tàu.
 

Tham quan, lễ bái tại quần thể kiến trúc Thích Ca Phật đài

Vẻ đẹp của Đài Thích Ca Phật thể hiện sự hòa quyện tuyệt vời giữa kiến trúc tôn giáo và cảnh quan thiên nhiên. Khuôn viên của Đài Thích Ca Phật được thiết kế như một vầng trăng khuyết, chia thành ba cấp theo hình tháp.

Cấp 1 bao gồm Tam quan và khu vườn hoa, thể hiện sự thiêng liêng và tươi đẹp của không gian bên ngoài. Đến đây ngoài cầu nguyện dâng hương lên các chư vị Phật tổ, du khách sẽ có cơ hội được khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của địa điểm thiêng liêng tâm linh này.

 

Thích Ca Phật Đài thể hiện kiến trúc tôn giáo truyền thống Châu ÁChuông chùa tại Thích Ca Phật đài. Ảnh shailesh_tel

Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống, nơi trưng bày và lưu giữ các di sản văn hóa, lịch sử của Phật giáo và cũng là nơi thăm quan, học hỏi kiến thức.

Cấp 3 có Thiền Lâm tự và khu Phật tích, công trình kiến trúc và điêu khắc, nơi có rất nhiều tượng lớn nhỏ. Trong đó, tượng Kim Phật Tổ nổi bật với chiều cao hơn 10 mét, bên trong có 16 viên xá lợi của Đức Phật, biểu tượng của sự linh thiêng và tôn kính.

Sự kết hợp giữa kiến trúc tinh tế và phong cảnh thiên nhiên tại Đài Thích Ca Phật tạo ra một không gian linh thiêng, mang đậm giá trị tôn giáo và vẻ đẹp tự nhiên, thu hút du khách đến khám phá và tìm hiểu về văn hóa Phật giáo cũng như để tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời của Vũng Tàu.
 

Bước vào Cổng Tam Quan mở đầu chuỗi khám phá tâm linh thú vị ở Thích Ca Phật đài

Cổng được xây dựng với hai cột đá cao 12m và ba mái ngói đỏ, mang trong mình nét đẹp cổ điển. Chữ “Thích Ca Phật Đài” viết bằng chữ Hán trên cổng thể hiện sự trang nghiêm và uy nghi của quần thể tôn giáo. Đến đây, du khách sẽ cảm giác tâm hồn thanh tịnh hơn, không khí trong lành tâm hồn thanh thản.

 

Kiến trúc quần thể Thích Ca Phật đài Cổng Tam Quan trang nghiêm và uy nghi. Ảnh arabinose

Một biểu tượng quan trọng của Phật giáo, bánh xe luân hồi, cũng được gắn trên cổng. Bánh xe này biểu thị Tám Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế, thể hiện sự vận hành của luật nhân quả và sự giải thoát khổ đau trong tư tưởng Phật giáo.
 

Dâng hương phát nguyện tại tượng Thích Ca Phật Đài

Còn gọi là tượng Kim thân Phật tổ, là một công trình nổi bật và là biểu tượng cho toàn bộ khuôn viên kiến trúc. Bức tượng thể hiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền, đặt trước cội Bồ Đề. 

Du khách đến đây ai cũng cảm giác được sự tôn kính trước mắt từ không gian, đến thời gian như trôi chậm lại. Tỏ lòng thành kính với chư vị Phật tổ, một lòng hướng Phật. Phát nguyện tâm lành, làm việc thiện.

Phần bệ tượng có chiều cao 7m, hình bát giác, tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Phần tượng Phật ngồi cao 6m, bao gồm tòa sen với đường kính 4m, thân tượng và đầu tượng. 

 

Thích Ca Phật Đài Còn gọi là tượng Kim thân Phật tổTượng Đức Phật theo kiểu Colombo, với tư thế ngồi kiết già. Ảnh mon_meomeo

Tượng Đức Phật theo kiểu Colombo, với tư thế ngồi kiết già, hai bàn tay đặt ngửa trên đùi theo tư thế bắt Ấn tam muội. Phần đài sen và thân tượng được xây bằng bê tông cốt thép, trong khi đầu tượng được đắp từ đất sét tạo khuôn.

Sau đó, tạo nhiều mảnh khuôn bằng xi măng trước khi đưa lên Vũng Tàu để đúc đầu tượng rời bằng bê tông đặc, và sau cùng mới được lắp ráp vào thân. Trong thân tượng, được đặt 3 viên ngọc xá lợi vào ngày 18 tháng 8 năm 1962, đồng thời với 13 viên xá lợi khác được đặt vào Bảo tháp.
 

Sự linh thiêng của Bảo tháp xá lợi tại Thích Ca Phật đài

Bảo Tháp Xá Lợi tại Thích Ca Phật Đài là một cấu trúc hình bát giác, cao khoảng 17 mét, với một búp sen đặt phía trên. Bên trong tháp, có chứa tổng cộng 13 viên xá lợi của Đức Phật, được Đại Đức Narada Maha Thera cúng dường. Cấu trúc bát giác của tháp này còn có bốn đỉnh lớn tại bốn phía khác nhau.

 

Bảo Tháp Xá Lợi tại Thích Ca Phật Đài Bảo Tháp Xá Lợi có cấu trúc bát giác độc đáo. Ảnh huynhthimai010119633

Bên trong mỗi đỉnh này, chứa đất được mang về từ bốn Thánh Địa Phật giáo ở Ấn Độ. Cụ thể là đất từ vườn Lâm-tỳ-ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển và rừng Sala Song Thọ. Đây là những địa điểm có ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng trong văn hóa Phật giáo.

Bảo Tháp Xá Lợi không chỉ là một cấu trúc tôn nghiêm mang giá trị tín ngưỡng, mà còn là nơi lưu giữ các vật phẩm linh thiêng và cổ vật quan trọng của Phật giáo, đồng thời tạo điểm nhấn cho sự linh thiêng và tôn nghiêm của Đài Thích Ca Phật.
 

Hiểu thêm về hành trình tâm linh của Phật Thích Ca thông qua những bức tượng độc đáo 

Cụm tượng lộ thiên tại Thích Ca Phật Đài bao gồm các tượng thể hiện các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật, giúp người tham quan hiểu rõ hơn về hành trình tâm linh của Ngài.

Tượng Đức Phật đản sanh thể hiện giai đoạn Đức Phật sinh ra, một tay chỉ lên trời, đóng vai trò là bước đầu tiên trong cuộc hành trình của Ngài.

 

Tượng đá độc đáo ở Thích Ca Phật đài Tượng Phật nhập Niết bàn. Ảnh _zi_._zi_

Hình ảnh Đức Phật xuất gia, Đức Phật khi rời cung điện và bắt đầu cuộc hành trình xuất gia. Bên cạnh Ngài là tượng thái tử Tất Đạt Đa đang xuống tóc, ngựa Kiền Trắc và người hầu Channa Xa Nặc.

Tượng Đức Phật thành đạo cao 11,6 m, tượng thể hiện Đức Phật khi đạt đến trạng thái thành đạo. Bên trong tượng có ba viên ngọc xá lợi, đánh dấu sự linh thiêng và quan trọng trong tư duy Phật giáo.
 

Tượng đá độc đáo ở Thích Ca Phật đàiTượng Bồ Tát đản sanh. Ảnh shopdautam

Tượng Đức Phật chuyển pháp luân ngồi trên toà sen, đang thuyết giảng tại Vườn Nai, với năm anh em đại sỹ Kiều Trần Như ngồi nghe. Tượng voi trắng quỳ và khỉ trắng dâng hoa quả đào tiên biểu tượng của sự tôn kính và sự hiếu kính, nơi các tượng voi và khỉ trắng dâng hoa quả đào tiên cho Đức Phật.

 

Tượng đá độc đáo tại Thích Ca Phật đàiTượng voi trắng quỳ và khỉ trắng dâng hoa quả đào tiên. Ảnh taucaotoc.vn

Tượng Phật nhập Niết bàn tượng cao 2,4 m, dài 12,2 m, hình ảnh Đức Phật nhập Niết bàn, quay về hướng Tây, dưới đó là 9 tỳ khưu đứng chắp tay, tượng trưng cho sự an lạc và hoà bình. Mỗi tượng đều mang trong mình một thông điệp tâm linh và tinh thần, cùng với sự tượng trưng của một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Đức Phật.

Du khách đến đây sẽ có được cái nhìn tổng quan về hành trình tâm linh đầy gian nan của Đức Phật. Từ đó có thêm một cách nhìn khác đối với văn hóa Phật Giáo của Việt Nam và trên thế giới. Mở ra tâm thức tu tập, tu hành cho kẻ có duyên và tích đức cầu nguyện làm việc việc thiện.
 

Lưu ý khi đến dâng hương tại Thích Ca Phật đài

Khi viếng thăm Đài Thích Ca Phật ở Vũng Tàu, bạn nên đảm bảo trang phục gọn gàng và lịch sự. Nên mặc đồ thoải mái, kín đáo, tránh trang phục quá gợi cảm hoặc thiếu trang trí đúng với không gian tôn nghiêm của chùa.

 

Kiến trúc và các chi tiết tại Thích Ca Phật đài tỉ mỉ mang nét cổ truyền dân tộc Chùa mang nét cổ kính và đậm nét tâm linh linh thiêng. Ảnh hochihai5308

Trong chùa là nơi linh thiêng, vì vậy hạn chế nói chuyện to, nô đùa. Đối với thực phẩm, hạn chế đưa thức ăn mặn, đồ ăn vặt vào khu vực chùa. Luôn giữ vệ sinh, không vứt rác bừa bãi, hãy tôn trọng không gian bằng cách giữ chùa sạch sẽ.

 

Cảnh quan quanh Thích Ca Phật đài yên tĩnh, sâu lắngCây cối tại đây mùa thay lá mang màu cổ kính. Ảnh nlphuongly

Thích Ca Phật Đài không chỉ là một nơi linh thiêng để tôn vinh đức Phật mà còn là một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với vẻ đẹp kiến trúc và không gian tâm linh tuyệt vời. Đến đây không nhưng dâng hương cầu nguyện mà còn là một nơi tuyệt vời để tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên sự tĩnh lặng của núi non và biển cả. Đừng quên check hơn 100 Tour du lịch trong và ngoài nước giá ưu đãi nhất để có thêm cho mình những địa chỉ du lịch hot trong mùa này nhé! 

Huyền Thu 

Banner Tour Golf
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)