Ngắm nhìn vẻ đẹp ấn tượng của chùa Cầu Hội An - linh hồn phố Hội

Thứ sáu, 17/11/2023, 18:41 GMT+7

Chùa Cầu Hội An chứng kiến sự thay đổi của lịch sử với vô vàn biến cố, đổi thay của thời cuộc trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu hút lượng lớn khách đến thăm mỗi ngày. 

Banner Tour

Được biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố cổ, chùa Cầu Hội An luôn làm say lòng bất kỳ du khách nào ghé thăm bởi vẻ đẹp kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản cũng như nét trầm mặc, nhuốm màu thời gian. Nếu đã đặt chân đến Hội An, Quảng Nam thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua điểm tham quan tuyệt đẹp này.
 

Giới thiệu chung về chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh Khai, Hội An, ngay trung tâm phố cổ. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi sự đóng góp của các thương nhân Nhật Bản.

 

Ít ai biết rằng ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Theo đó, phần đầu của quái vật Namazu ở Ấn Độ, phần thân ở Việt Nam và phần đuôi nằm tại Nhật Bản. Mỗi lần nó cựa mình thường xảy ra lũ lụt, động đất.

 

Toàn cảnh chùa Cầu Hội AnChùa Cầu Hội An được xây dựng vào thế kỉ 17. Ảnh: thek1w1photographer

Chùa Cầu được xây dựng mang ý nghĩa như thanh kiếm khắc chế quái vật, chắn ngang lưng khiến nó không thể cựa mình và giữ vững sự yên bình, phát triển hưng thịnh của ba quốc gia.

 

Chùa Cầu xây dựng để khắc chế quái vậtChùa Cầu gắn với quái vật Namazu. Ảnh: __ngocmai_____

Chùa Cầu Hội An còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều bởi nét kiến trúc mang đậm phong cách đất nước mặt trời mọc. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm nơi đây và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều với ý nghĩa cầu đón khách phương xa.
 

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của chùa Cầu Hội An

Hội An từng là nơi sầm uất với những hoạt động giao thương và chùa Cầu là nơi chứng kiến sự giao thoa văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á. Đặt chân đến đây, bạn sẽ hoàn toàn bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của chùa. 

 

Kiến trúc bên trong chùa Cầu Hội AnKhông gian bên trong chùa Cầu. Ảnh: notes.vn
 

Nét kiến trúc mang đậm phong cách xứ sở mặt trời mọc

Chùa Cầu Hội An bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, có tổng chiều dài là 18 mét, mái che. Chùa có thiết kế lạ mắt khi phần trên là nhà, dưới là cầu khung gỗ, nền móng làm bằng trụ đá.

Mái che uyển chuyển đậm phong cách Nhật che kín cả cây cầu, tấm biển lớn ở cửa chính chạm nối 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Điểm đặc biệt nằm ở phần ngăn cách giữa chùa và cầu bằng lớp vách gỗ cùng với bộ cửa song hạ bản.

 

Chiêm ngưỡng thiết kế ddoocjd dáo của chùa Cầu Hội AnThiết kế độc đáo của chùa Cầu. Ảnh: mymanhme147

Ngoài ra, chùa cầu Hội An còn ấn tượng bởi bức tượng thú đứng chầu, hai linh vật Chó và Khỉ thể hiện sự oai nghiêm.

 

Tượng chó tượng trưng cho năm chùa Cầu Hội An được hoàn thành năm TuấtBức tượng trong chùa Cầu. Ảnh: paworn

Hai bức tượng biểu tượng cho việc khởi công công trình vào năm Thân và hoàn thành vào năm Tuất. 

 

Chùa Cầu Hội An bắt đầu xây dựng vào năm khỉBức tượng khỉ trong chùa Cầu. Ảnh: paworn
 

Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia giá trị lớn

Từ lâu chùa Cầu đã gắn liền với đời sống của người dân Quảng Nam thể hiện bằng việc điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại trong khu phố cổ. Hơn nữa, công trình còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về trấn yểm thủy quái và thủy tại trên mảnh đất này.

 

Chùa Cầu Hội An thu hút lượng lớn du khách tham quanChùa Cầu Hội An thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: patrickvarois

Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa Cầu Hội An đến nay vẫn còn lưu giữ được nét đẹp cổ kính trầm mặc vốn có. Năm 1990, chùa Cầu Hội An vinh dự được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia và ngày càng thu hút du khách thập phương ghé thăm mỗi ngày. 
 

Chùa Cầu Hội An không thờ Phật 

Một điều đặc biệt của chùa Cầu Hội An chính là không thờ Phật như các ngôi chùa khác. Thay vào đó, ngôi chùa này thờ vị thần bảo hộ xứ sở Bắc Đế Trấn Võ mang niềm vui, hạnh phúc đến cho con người. 

 

Chùa Cầu Hội An không thờ Phật như các ngôi chùa khácChùa Cầu thờ thần Bắc Đế Trấn Võ. Ảnh: patrickvarois
 

Hình ảnh công trình được in trên tờ tiền Việt Nam

Chùa Cầu Hội An thực sự là công trình kiến trúc được Việt Nam đánh giá cao. Điều này được chứng tỏ bằng việc hình ảnh ngôi chùa được in trên đồng tiền polymer 20.000 VNĐ. Bạn có thể thấy sự đặc biệt, ý nghĩa sâu sắc của ngôi chùa này.

 

Chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền Việt NamHình ảnh chùa Cầu trên tờ tiền 20.000 VNĐ. Ảnh: hanoi_ebuddies
 

Những lưu ý khi tham quan chùa Cầu Hội An

Để có một chuyến du lịch Hội An, ghé thăm chùa Cầu trọn vẹn, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Cần mua vé tham quan chùa, giá vé cho người Việt Nam là 80.000 VNĐ/người, khách nước ngoài 150.000 VNĐ/người (giá vé này đã bao gồm 21 điểm tại phố cổ, trong đó có chùa Cầu).
  • Bạn đừng bỏ lỡ các hoạt động trò chơi dân gian và chương trình biểu diễn đường phố diễn ra vào 19h00 đến 20h30 hằng ngày tại phố cổ.
  • Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử, câu chuyện, neus kiến trúc đặc biệt của chùa Cầu Hội An, bạn có thể thuê thêm hướng dẫn viên. 
  • Thời điểm đẹp nhất để tham quan khoảng 9h sáng hoặc 2h đến 3h chiều sẽ không quá đông đúc người qua lại.

 

Du khách cân nhắc thời gian tham quan chùa Cầu Hội ANGhé thăm chùa Cầu đẹp nhất vào buổi sáng. Ảnh: vanvufromvietnam
  • Là địa điểm tâm linh nên khi đến chùa Cầu, bạn không nên chen lấn. Hãy đi nhẹ, nói khẽ, lặng im quan sát, đồng thời lựa chọn trang phục phù hợp.

Gần chùa Cầu Hội An có những địa điểm du lịch hấp dẫn khác bạn đừng bỏ qua như Nhà cổ Phùng Hưng, Nhà cổ Đức An, Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, Đình Cẩm Phô, chợ Hội An,...

 

Đừng quên tham quan các địa điểm khác gần chùa Cầu Hội AnDu khách có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm khác ở Hội An. Ảnh: paworn

Chùa Cầu Hội An cho bạn cảm nhận và hoài niệm được nét cổ xưa giữa dòng đời hối hả. Hãy cùng Du lịch Hàng Không lên kế hoạch cho chuyến ghé thăm nơi này ngay hôm nay nhé!

Hoàng Nhung

Banner Tour Golf
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)